Chú thích Nguyễn_Đình_Chiểu

  1. Theo Văn học thế kỷ XIX, tr. 405.
  2. Theo Nguyễn chí thế phả do Đồ Chiểu biên soạn, và cha ông là Nguyễn Đình Huy hiệu chính. Trương Vĩnh Ký trong truyện Lục Vân Tiên (Sài Gòn, 1889) chép là làng Tân Khánh. Rất có thể Tân Thới về sau được đổi thành Tân Khánh, hoặc là cả hai nơi này về sau nhập làm một. Làng Tân Thới ở đâu, hiện nay chưa xác định được, chỉ biết ở tại Tân Triêm, thuộc vùng Cầu Kho xưa có phần mộ của bà Trương Thị Thiệt (mẹ Đồ Chiểu). Vậy rất có thể làng Tân Thới ở vùng Cầu Kho, thuộc quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay (theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 1, tr. 21).
  3. Có người cho rằng Đồ Chiểu thuộc dòng họ Nguyễn Đình ở Phước Yên, thuộc huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế). Vì vậy, nhóm biên soạn Nguyễn Đình Chiểu toàn tập đã đi đến đó. Sau khi xem xét gia phả dòng họ vừa kể, nhóm biên soạn đã kết luận rằng "quê quán Đồ Chiểu đúng là ở xã Bồ Điền, vì gia phả dòng họ Nguyễn Đình không có chép Đồ Chiểu cùng các cụ tổ khác của ông" (Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 1, tr. 23).
  4. 1 2 Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 1, tr. 26.
  5. 1 2 Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 2, tr. 439.
  6. Theo Văn học lớp 11 (nâng cao), tập 1, tr. 23.
  7. Ghi theo Văn học lớp 11 (nâng cao, tập 1, tr. 31) và Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 2, tr. 439). Văn học thế kỷ XIX (do PGS. Hoàng Hữu Yên làm Chủ biên, NXb Khoa học xã hội, 2004, tr. 407) ghi là "ngày 14 tháng 12 năm 1861".
  8. Ghi theo Từ điển Văn học (bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1971). Văn học lớp 11 (nâng cao) ghi khoảng 20 người (Nhà xuất bản Giáo dục, 20037, tr 30). Theo công văn của Tuần phủ Gia Định Đỗ Quang là 27 người, theo Huỳnh Tịnh Của là 15 người (dẫn lại theo Văn học thế kỷ XIX, tr. 407). Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 2, tr. 441), thì người chỉ huy cuộc tập kích là Đỗ Trình Thoại.
  9. Tỵ địa: khi quân Pháp chiếm dần Nam Kỳ, người dân ở vùng tạm chiếm chạy sang vùng tự do để lánh quân xâm lược. Vùng đất người dân chạy đến gọi là "tỵ địa" (giải thích theo Ngữ văn 11 (nâng cao), tập 1, tr. 36).
  10. Ghi theo Văn học thế kỷ XIX (tr. 405). Văn học lớp 11 (nâng cao, tập 1, tr. 36) viết: "khi về Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu tham gia kháng chiến dưới cờ của Trương Định và Đốc binh Là". Tuy nhiên, theo GS. Dương Quảng Hàm, thì "Trương Định có mời ông ra làm quân sư cho mạnh thanh thế, nhưng ông từ chối" (Văn học Việt Nam, Trung tâm học liệu Sài Gòn xuất bản, 1968, tr. 144).
  11. Khi về Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu làm nhà ở đâu chưa tra được. Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 2, tr. 447), thì đến năm 1877, ông mới đến ở làng An Bình Đông, và rồi mất ở đây.
  12. Ghi theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 1, tr. 33). Văn học lớp 11 (nâng cao, tập 1, tr. 36) ghi là "Ponchon tìm cách mua chuộc ông, cấp đất cho, nhưng ông từ chối".
  13. Lược kể theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 1, tr. 33).
  14. Theo Lê Chí Dũng, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1129.
  15. 1 2 Theo Văn học lớp 11 (nâng cao), tập 1, tr. 36.
  16. Năm 1959, di cốt của con gái Nguyễn Đình Chiểu là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh cũng đã được cải táng bên cạnh mộ vợ chồng ông.
  17. Câu trong ngoặc kép là của Phạm Văn Đồng (dẫn lại theo Từ điển văn học bộ mới, tr. 886).
  18. Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 1), tr. 67.
  19. Ở các bản khác, số câu có khác hơn.
  20. Theo Văn học thế kỷ XIX, tr. 421.
  21. Căn cứ bản in trong Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 2.
  22. Theo Văn học thế kỷ XIX, tr. 423.
  23. Theo Lê Chí Dũng (Từ điển văn học, bộ mới, tr. 1129), Đồ Chiểu viết bài "Lục tỉnh sĩ dân trận vong" văn năm 1874. Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 2, tr. 448), bài này được làm năm 1884, để đọc trong buổi lễ tế nghĩa sĩ Lục tỉnh tại chợ Ba Tri, sau khi được chủ tỉnh Bến Tre chấp thuận.
  24. Theo Lê Chí Dũng, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1129.
  25. Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 1), tr. 40.
  26. Lược theo Theo Văn học lớp 11 (nâng cao), tập 1, tr. 37 và 41.
  27. Nhận xét của GS. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3, Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1965), tr.29.
  28. Lược kể theo Huỳnh Ngọc Trảng, Ngàn năm bia miệng, Sở Văn hóa Thông tin Long An xuất bản, 1984, tr.101-102.
  29. Theo tục lệ ở Nam Bộ, con đầu lòng kể thứ hai, nên mặc dù Sương Nguyệt Anh là con gái thứ tư trong gia đình, nhưng được gọi là thứ năm. Tương tự, Nguyễn Đình Chiêm cũng vậy.